Chưa ly hôn nhưng vợ không cho gặp con phải làm sao?

Tình trạng chưa ly hôn nhưng không chung sống cùng nhau giữa các cặp vợ chồng không còn quá xa lạ trong xã hội ngày nay. Điều này kéo theo vấn đề liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Xét trên phương diện đạo đức và pháp luật, mặc dù không còn sống chung, người chồng không trực tiếp nuôi con vẫn là cha hợp pháp và có quyền yêu thương, thăm hỏi để con có thể được hưởng các nhu cầu thiết yếu như những đứa trẻ khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, không thiếu trường hợp khi tình cảm rạn nứt, người chồng bị ngăn cản, hạn chế bởi người vợ không cho gặp con. Vậy phải làm gì nếu chưa ly hôn nhưng vợ không cho gặp con? Trong bài viết này, Luật sư ly hôn Đà Nẵng sẽ cung cấp các quy định pháp luật có liên quan và giải pháp xử lý khi chưa ly hôn nhưng vợ không cho gặp con.  

vợ không cho gặp con luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình

1. Vợ không cho gặp con dù chưa ly hôn có vi phạm pháp luật không? 

Hành vi người vợ không cho gặp con là vi phạm pháp luật. Điều này dẫn đến thiệt thòi nhất vẫn là trẻ nhỏ, khiến chúng bị tổn thương tinh thần và ảnh hưởng đến tình cảm đối với cha mẹ mình. Quyền lợi của con nên được cha mẹ đặt lên trên hết so với những mâu thuẫn cá nhân của vợ chồng. Khi hai vợ chồng chưa ly hôn, vẫn còn tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp và vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.

Dù vợ chồng không trực tiếp nuôi con nhưng người chồng vẫn có quyền ngang nhau với người vợ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Cụ thể;

  • Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
  • Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em 2004 và Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em có quyền được chung sống với cha, mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em cách ly với cha, mẹ.”

Ngay cả khi đã ly hôn, cha mẹ không mặc nhiên mất đi quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái; người vợ được Tòa án giao việc nuôi dưỡng con cũng không được cấm người chồng gặp con căn cứ theo các quy định sau: 

  • Theo Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
  • Theo Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014  quy định: “Cha mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm non com để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và đã bị Tòa án hạn chế quyền thăm non com; thì người không trực tiếp nuôi con hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ được thăm nom con mà không có bất kỳ ai cấm cản.

Do đó, khi chưa ly hôn, dù vợ chồng đã ly thân, hai người vẫn còn quan hệ vợ chồng hợp pháp thì người vợ và gia đình có hành vi cản trở chồng thăm nom, chăm sóc con là trái với quy định của pháp luật. Hành vi người vợ không cho gặp con ảnh hưởng đến quyền lợi của con cái, đồng thời, vi phạm đến quyền được thăm nom chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con của người chồng. Đây là quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người chồng đối với con mà không ai được ngăn cản. 

Xem thêm: Giành quyền nuôi con tại Đà Nẵng

2. Giải pháp khi chưa ly hôn nhưng vợ không cho gặp con

  • Nếu người vợ không cho gặp con thì trước hết vợ chồng nên thỏa thuận, bàn bạc lại với nhau trên cơ sở quyền lợi của con được yêu thương, chăm sóc đến từ phía cha mẹ.  
  • Trường hợp không thỏa thuận giải quyết được khi vợ không cho gặp con thì người chồng có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.
  • Theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: “: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”. Theo quy định này, người chồng bị hạn chế, ngăn cản bởi người vợ không cho gặp con dù chưa ly hôn có thể bị xử phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.   
  • Ngược lại, trường hợp người chồng có hành vi ngăn cản người vợ không cho gặp con cũng có thể bị xử lý theo quy định này.

Xem thêm: Tư vấn hồ sơ ly hôn tại Đà Nẵng

3. Luật sư tư vấn giải quyết khi vợ không cho gặp con  

  • Tư vấn quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ người không trực tiếp nuôi con;
  • Tư vấn về quyền thăm nom con khi vợ không cho gặp con;
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng;
  • Các dịch vụ pháp lý khác theo nhu cầu của khách hàng. 

Trên đây là tư vấn của Luật sư giỏi Đà Nẵng nhằm cung cấp một số quy định pháp luật liên quan và giải pháp xử lý khi vợ không cho gặp con mà người chồng cần nắm rõ. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ tốt hơn, vui lòng liên hệ cho chúng tôi. Chân thành cảm ơn.  

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *