Hiện nay, thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp thừa kế gặp phải không ít khó khăn, thậm chí phải xét xử nhiều lần ở nhiều cấp xét xử khác nhau gây tốn kém về cả thời gian và chi phí. Để thực hiện thủ tục thừa kế đúng luật, tránh sai sót và nhanh chóng thì việc tìm kiếm đơn vị tư vấn pháp luật thừa kế là vô cùng quan trọng.
Với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực thừa kế, Luật sư giỏi Đà Nẵng cam kết cung cấp đến khách hàng dịch vụ tư vấn thừa kế mới nhất Đà Nẵng uy tín, chất lượng và hiệu quả.
1. Tư vấn thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế mới nhất Đà Nẵng (không có tranh chấp)
1.1 Quy trình khai nhận, phân chia di sản thừa kế
Quy trình thực hiện khai nhận, phân chia di sản thừa kế bao gồm những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ công chứng
Lưu ý: Đối với những giấy tờ yêu cầu bản sao thì bắt buộc trước khi nhận Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng phải mang theo bản chính để đối chiếu.
Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản
Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên tiến hành xem xét, kiểm tra:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên sẽ hướng dẫn và yêu cầu bổ sung các giấy tờ còn thiếu;
– Trường hợp hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.
Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Nội dung niêm yết phải nêu rõ các thông tin sau:
– Họ, tên người để lại di sản;
– Họ, tên của những người khai nhận di sản;
– Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;
– Danh mục di sản thừa kế.
Đặc biệt, trong thông báo niêm yết phải ghi rõ nội dung:
“Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết“
Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định:
- Nếu di sản có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại Uỷ ban nhân dân nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này);
- Nếu di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.
Bước 4: Ký chứng nhận và trả kết quả
Công chứng viên yêu cầu những người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ cần có trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.
Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.
1.2 Hồ sơ khai nhận, phân chia di sản thừa kế mới nhất
Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết (trích lục khai tử, hìnhanhr bia mộ,..); Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
– Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
– Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
– Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
– Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…
2. Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế mới nhất Đà Nẵng
2.1 Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế
Bước 1: Nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền. Hình thức nộp: Nguyên đơn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện.
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có nhà đất của người để lại thừa kế có thẩm quyền giải quyết khi yêu cầu của nguyên đơn là tranh chấp về bất động sản theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Trường hợp yêu cầu của nguyên đơn không phải là tranh chấp về bất động sản thì theo Khoản 5 Điều 26 và Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc về Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.
- Trong trường hợp tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Bước 2: Thụ lý vụ án
- Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Toà án tiến hành xem xét các tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu nhận thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Toà án phải thông báo cho đương sự biết để nộp tiền tạm ứng phí.
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự tiến hành nộp tiền tạm ứng phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí đương sự phải nộp biên lai cho Toà án. Đây là cơ sở để Toà án tiến hành thụ lý vụ án.
Bước 3: Giai đoạn chuẩn bị xét xử
Bước 4: Quyết định đưa vụ án ra xét xử
2.2 Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế bao gồm:
- Đơn khởi kiện
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đương sự
- Bản sao sổ hộ khẩu
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Bản sao chứng minh tài sản yêu cầu là di sản của người chết để lại
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp.
3. Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế Đà Nẵng của Luật sư giỏi Đà Nẵng
Luật sư Giỏi Đà Nẵng là một trong những đơn vị hàng đầu tại Đà Nẵng chuyên sâu về pháp luật thừa kế. Hàng trăm Khách hàng, Công ty đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ của Luật Sư Giỏi Đà Nẵng vì các lý do sau:
- Dịch vụ được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia pháp lý về pháp luật thừa kế;
- Dịch vụ tận tâm, chu đáo với tiêu chí quyền lợi của Khách hàng là trên hết;
- Thủ tục được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng;
- Tiết kiệm tối đa chi phí cho Khách hàng khi thực hiện thủ tục.
Chúng tôi chuyên hỗ trợ:
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp thừa kế;
- Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp;
- Tiến hành hoà giải tranh chấp thừa kế;
- Tư vấn hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế;
- Tư vấn tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài;
- Đại diện khách hàng tham gia tố tụng trong các vụ việc tranh chấp thừa kế.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư Giỏi Đà Nẵng về tư vấn pháp luật thừa kế tại Đà Nẵng. Trường hợp có vướng mắc về pháp lý cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho Chúng tôi để được giải đáp.
Facebook:
Facebook: www.facebook.com/luatsugioidanang