Luật sư ly hôn Đà Nẵng

Hiện nay, số vụ ly hôn ở nước ta ngày càng gia tăng, nguyên nhân dẫn đến ly hôn ngày càng đa dạng và có chiều hướng phức tạp.

Khi không thể dung hoà cuộc sống của nhau, thì ly hôn được xem là phương án tối ưu mà các cặp vợ chồng lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình ly hôn nhiều người vẫn lúng túng khi gặp phải các thủ tục pháp lý. Để việc giải quyết ly hôn nhanh chóng, đúng quy định pháp luật, tránh sai sót về nội dung và hình thức. Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết về Luật sư ly hôn Đà Nẵng dưới đây:

1. Căn cứ ly hôn

Theo luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) năm 2014, căn cứ ly hôn là những tình tiết được quy định trong pháp luật và được làm căn cứ để yêu cầu ly hôn. Bao gồm:

Một là, Toà án xem xét ly hôn khi xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn

  • Tình trạng trầm trọng được hiểu là vợ chồng có những mâu thuẫn gay gắt không thể dung hoà được, tình cảm đã lạnh nhạt và không còn yêu thương nhau.
  • Đời sống chung không thể kéo dài được hiểu là vợ chồng không thể chung sống với nhau, không thể chịu đựng nhau, cả hai luôn trong trạng thái căng thẳng.

Hai là, trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án cho ly hôn.

Căn cứ Điều 89 Luật HNGĐ 2014, sau khi Toà án tuyên bố một người (vợ hoặc chồng) bị mất tích có quyền yêu cầu ly hôn.

2. Các trường hợp hạn chế quyền ly hôn

Luật HNGĐ 2014 quy định các trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng đối với vợ như sau:

Thứ nhất, “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuôi” (Khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ 2014).

Thứ hai, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (Khoản 1 Điều 56 Luật HNGĐ 2014).

Luật sư ly hôn Đà Nẵng
Luật sư ly hôn Đà Nẵng

3. Hồ sơ ly hôn

3.1   Hồ sơ ly hôn thuận tình

  • Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao công chứng);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực nếu có).

3.2       Hồ sơ ly hôn đơn phương

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Giấy khai sinh các con;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…;
  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh nợ chung (nếu có) như: Hợp đồng tín dụng, giấy vay tiền,…

4. Chia tài sản và giành quyền nuôi con khi ly hôn

4.1   Chia tài sản vợ chồng khi ly hôn

Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

* Nguyên tắc chung:

Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây (Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình):

  • Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
  •  Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

4.2   Quyền nuôi con khi ly hôn

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

  • Theo đó, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Như vậy, nếu muốn giành quyền nuôi con một bên vợ, chồng phải chứng minh các điều kiện về tài chính; đạo đức, nhân phẩm; thời gian chăm sóc, giáo dục con cái. Ngoài ra còn xem xét đến các yếu tố vật chất như nơi ăn, ở, đi lại học tập của con và yếu tố tinh thần như điều kiện vui chơi, giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng.
  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân Gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Tuy nhiên, người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể bị thay đổi theo quyết định của Toà án nếu có yêu cầu của cha, mẹ hoặc người thân thích, tổ chức (Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ) khi có một trong các căn cứ sau đây:
  1. Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  2. Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

4.3 Quyền và nghĩa vụ chăm nom, giáo dục nuôi dưỡng con sau ly hôn

  • Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
  • Vợ, chồng có quyền thoả thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; Con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
  • Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Trên đây là ý kiến tư vấn  của Luật sư Giỏi Đà Nẵng về giải quyết ly hôn Đà Nẵng. Nếu còn thắc mắc về thủ tục ly hôn hoặc các thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ  cho Chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trơ kịp thời. 

Facebook: www.facebook.com/luatsugioidanang

4.5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *