Người lao động và người sử dụng lao động với những xu hướng lợi ích đối lập, tất nhiên sẽ làm nảy sinh nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động. Khi xảy ra tranh chấp lao động, các bên nên lựa chọn hướng giải quyết tranh chấp lao động nào: đàm phán, hòa giải hay khởi kiện…? Làm cách nào để bảo vệ tối ưu nhất quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình? Đây cũng là câu hỏi mà cả người lao động/người sử dụng lao động đều rất lúng túng để tìm kiếm câu trả lời.
Chính vì vậy, Luật sư đóng vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn, hướng dẫn, đại diện cho Khách hàng tham gia hòa giải tranh chấp lao động cũng như tham gia tố tụng tại các phiên tòa. Luật sư giỏi Đà Nẵng sẽ đưa ra một số thông tin giúp Quý vị có cái nhìn tổng quan nhất về giải quyết tranh chấp lao động và vai trò của Luật sư đối với việc giải quyết tranh chấp lao động.
1. Tranh chấp lao động là gì?
Khoản 1 Điều 179 Bộ luật lao động năm 2019 đã đưa ra định nghĩa về Tranh chấp lao động
“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến lao động.”
Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Điều 187 Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
- Hòa giải viên lao động;
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.”
2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Điều 191 Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
- Hòa giải viên lao động;
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.
Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.”
b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Điều 195 Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như sau:
“Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
- Hòa giải viên lao động;
- Hội đồng trọng tài lao động.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.”
3. Tại sao cần có sự tư vấn của Luật sư trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động?
- Luật sư là người am hiểu sâu sắc quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động;
- Luật sư có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao trong lĩnh vực pháp lý;
- Luật sư có kỹ năng trình bày, lập luận chắc chắn; phân tích, xử lý vấn đề chặt chẽ tại các phiên tòa hoặc phiên hòa giải;
- Tối ưu hóa thời gian, tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
4. Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tranh chấp;
- Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp lao động;
- Hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
- Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động;
- Hoàn thiện hồ sơ khởi kiện vụ án lao động;
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự;
- Bảo vệ và góp phần tạo tâm lý an tâm cho người lao động.
5. Luật sư tư vấn lao động tại Đà Nẵng
- Chúng tôi quy tụ đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm, đã tư vấn cho hàng trăm khách hàng tại Đà Nẵng giải quyết nhanh chóng tranh chấp lao động;
- Ưu tiên hướng đến đạt được mong muốn, nguyện vọng, lợi ích cho Khách hàng;
- Luôn đồng hành cùng Khách hàng, chủ động tư vấn, hỗ trợ các vấn đề cho Khách hàng;
- Chúng tôi có thể làm nhiều hơn những gì mà khách hàng đã chi trả cho Chúng tôi.
Trên đây là những quy định của pháp luật có liên quan về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động. Chính vì vậy, khi phát sinh tranh chấp trong lĩnh vực lao động, người lao động/người sử dụng lao động cần nắm rõ quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp và tốt nhất là nên có sự tư vấn của đội ngũ luật sư có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực lao động để đảm bảo tranh chấp lao động được giải quyết một cách nhanh chóng, thuận tiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình.
Nếu Quý vị có nhu cầu tìm hiểu về giải quyết tranh chấp lao động tại Đà Nẵng xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi thông qua các kênh thông tin liên lạc dưới đây:
Số điện thoại: 0931992221
Địa chỉ email: luatsugioidanang@gmail.com.
Facebook: https://www.facebook.com/luatsugioidanang
Trân trọng cảm ơn.