Bảo hộ nhãn hiệu là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải nghĩ tới khi chuẩn bị đưa một sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường. Luật sư Giỏi Đà Nẵng là một đơn vị chuyên tư vấn và giúp đỡ cho nhiều Doanh nghiệp trong vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Dưới đây, Luật sư Giỏi Đà Nẵng sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:
1. Thế nào là bảo hộ nhãn hiệu? Vai trò việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Khái niệm nhãn hiệu:
Theo Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2019, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Vai trò cực kỳ quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu:
Thứ nhất, bảo hộ nhãn hiệu giúp ngăn chặn hành vi sao chép, đánh cắp nhãn hiệu và góp phần bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhận biết gắn liền với sản phẩn dịch vụ giúp khách hàng phân biệt sản phẩm, dịch vụ này với sản phẩm, dịch vụ khác. Nếu không đăng ký, một doanh nghiệp đối thủ có thể sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho sản phẩm, dịch vụ của họ và khiến khách hàng khó phân biệt được các sản phẩm, dịch vụ với nhau. Nghiêm trọng hơn, sản phẩm, dịch vụ có nhãn hiệu gây nhầm lẫn đó có thể kém chất lượng hơn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này có tác động cực kỳ tiệc cực và làm xấu thương hiệu của doanh nghiệp.
Thứ hai, đăng ký nhãn hiệu giúp tránh rủi ro xảy ra tranh chấp cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhãn hiệu không được đăng ký tiềm tàng rủi ro về pháp lý cho doanh nghiệp khi một doanh nghiệp khác đã đăng ký nhãn hiệu phát hiện và khởi kiện đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí để theo đuổi vụ kiện và khoản tiền bồi thường thiệt hại sẽ gây tổn thất về tài chính không đáng có cho doanh nghiệp.
Do đó, việc sử dụng một nhãn hiệu đã được bảo hộ sẽ đảm bảo an toàn về pháp lý cho doanh nghiệp khi sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thứ ba, việc đăng ký nhãn hiệu đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện các giao dịch về nhượng quyền thương mại theo đúng quy định của pháp luật.
Thượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Như vậy, chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu dường như là một phần không thể thiếu trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là điều thực sự cần thiết, góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các thương nhân với nhau.
Thứ tư, việc đăng ký nhãn hiệu giúp tối ưu hiệu quả truyền thông và tiếp thị.
Nhãn hiệu là dấu hiệu đặc trưng, riêng biệt của sản phẩm, dịch vụ cụ thể so với sản phẩm, dịch vụ khác. Thông qua việc đưa nhãn hiệu đã được bảo hộ đến gần với khách hàng qua các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp cho nhiều người biết đến sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp hơn. Bên cạnh đó, nhãn hiệu có thể chứa đựng các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn truyền trải đến các đối tượng khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc nhận biết về sản phẩm, dịch vụ đó.
2. Phân loại nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thứ hai, nhãn hiệu là dấu hiệu nhận biết của sản phẩm, dịch vụ, gắn liền với uy tín, thương hiệu của sản phẩm dịch vụ
Thứ ba, nhãn hiệu được bảo hộ là tài sản của chủ sở hữu nhãn hiệu. Do đó, chủ sở hữu có thể có được lợi ích từ việc cho phép cá nhân, tổ chức khác hoạt động thương mại bằng thương hiệu của mình trên cơ sở mua bán, trao đổi, nhượng quyền hay chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Phân loại nhãn hiệu
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, trên cơ sở hai loại nhãn hiệu chính là nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dành cho dịch vụ thì có thể chia ra các loại nhãn hiệu cụ thể như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó ( khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005; sửa đổi, bổ sung 2019).
Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể là nhiều chủ thể có quyền sử dụng nó nhưng cần lưu ý là khi một tập thể sử dụng nhãn hiệu nhân danh tập thể thì nhãn hiệu đó không được coi là nhãn hiệu tập thể nữa mà mà nhãn hiệu bình thường vì nó do một chủ thể sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 được công nhận trên toàn thế giới là loại nhãn hiệu chứng nhận.
Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau. Nhãn hiệu liên kết tạo sự yên tâm cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ bởi nó có mối liên kết với các sản phẩm, dịch vụ họ đã sử dụng trước đây.
Ví dụ: Các dòng sản phẩm của Honda về xe máy Wave bao gồm: Wave, Wave RX, Wave SX… Nhưng tên nhãn hiệu này được gọi là nhãn hiệu liên kết vì nó đáp ứng được ba điều kiện: Do cùng chủ thể là hãng Hoanda đăng ký, các sản phẩm này đều có tính năng cơ bản tương tự nhau và cùng nằm trong chuỗi sản phẩm về xe Wave.
Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu này khác với nhãn hiệu thông thường là ở danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng. Quy định nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập thông qua thủ tục công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không qua thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như các loại nhãn hiệu thông thường khác.
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau: (1) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận; (2) Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); (3) Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); (4) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
4. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật Sư Giỏi Đà Nẵng
Luật Sư Giỏi Đà Nẵng là một trong những đơn vị hàng đầu tại Đà Nẵng trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hàng trăm Khách hàng doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật Sư Giỏi Đà Nẵng vì các lý do sau:
- Dịch vụ được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
- Dịch vụ tận tâm, chu đáo với tiêu chí quyền lợi của Khách hàng là trên hết;
- Thủ tục được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng;
- Tiết kiệm tối đa chi phí cho Khách hàng khi thực hiện thủ tục.
Trên đây là hưỡng dẫn của Luật Sư Giỏi Đà Nẵng về thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nếu có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi.
Facebook: www.facebook.com/luatsugioidanang