Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc xây dựng, phát triển doanh nghiệp mới đã và đang trở nên ngày càng khó khăn. Do vậy, vấn đề xây dựng và sử dụng bảo hộ nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ cũng được các doanh nghiệp quan tâm, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua đăng ký nhãn hiệu.
Vậy bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Điều gì sẽ xảy ra với doanh nghiệp nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bài viết của Luật sư giỏi Đà Nẵng dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về bảo hộ nhãn hiệu cho Quý Khách.
1. Nhãn hiệu là gì?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Dấu hiệu dùng trong nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
2. Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
2.1. Bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để doanh nghiệp được ghi nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
Khi doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ tức là nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được bảo hộ độc quyền trong những lĩnh vực đăng ký và các lĩnh vực liên quan. Điều này sẽ là cơ sở để ngăn cản doanh nghiệp khác sử dụng và đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhãn hiệu đã được bảo hộ trong cùng lĩnh vực hoặc tương tự.
2.2. Nhãn hiệu là yếu tố giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác
Khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác là một điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Do vậy, mỗi một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đều được gắn một nhãn hiệu cụ thể. Điều này giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.
2.3. Tạo lợi thế cạnh tranh và niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ nào đó, người tiêu dùng thường chú ý đến nhãn hiệu để phân biệt, tìm kiếm, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ chính hãng. Việc đăng ký nhãn hiệu và được ghi nhận bảo hộ, doanh nghiệp sẽ quảng bá và xây dựng được dấu ấn cũng như niềm tin đối với người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng và an toàn.
Do đó, việc xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để sở hữu một nhãn hiệu uy tín là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2.4. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp đối với nhãn hiệu cho doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khi trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu thì doanh nghiệp sẽ có các quyền tài sản sau đây: Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này; Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này; định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.
Do vậy, khi các đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ thì Doanh nghiệp hoàn toàn có thể ngăn chặn các hành vi xâm phạm nêu trên. Doanh nghiệp có thể tự mình yêu cầu các đơn vị chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho mình. Hoặc doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng cách tố cáo các hành vi vi phạm tới cơ quan quản lý thị trường, khởi kiện các chủ thể có hành vi vi phạm tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền….
Việc có Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bằng chứng chắc chắn nhất để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp và có cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm.
Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu cũng góp phần tạo niềm tin của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tiếp tục xây dựng và phát triển doanh nghiệp
Tóm lại, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là cách tốt nhất để bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và đem lại lớn ích to lớn cho doanh nghiệp.
3. Rủi ro khi không bảo hộ nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
3.1. Có nguy cơ bị mất nhãn hiệu
Trường hợp đối thủ cạnh tranh nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước thì căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.
Nếu doanh nghiệp cạnh tranh đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và được bảo hộ mà lúc đó doanh nghiệp mới thực hiện đăng ký nhãn hiệu thì sẽ bị từ chối bảo hộ vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó của đối thủ cạnh tranh, dẫn đến nguy cơ bị mất nhãn hiệu do chính doanh nghiệp xây dựng và phát triển.
3.2. Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ không có thực hiện được quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
3.3. Có nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép
Khi bị doanh nghiệp đối thủ khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước hoặc đã được bảo hộ trước đó do nộp đơn sớm hơn thì chính doanh nghiệp – chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nếu tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó lại trở thành chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của chính mình. Từ đó, có thể bị xử phạt hành chính và bị khởi kiện nếu chủ sở hữu nhãn hiệu – doanh nghiệp đối thủ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
3.4. Bị ăn cắp, làm giả, làm nhái nhãn hiệu làm ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh
Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường chủ sở hữu nhãn hiệu phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Một khi nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp tạo được niềm tin với một số lượng lớn khách hàng thì đối thủ cạnh tranh sẽ muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp bằng cách làm giả, làm nhái nhãn hiệu của doanh nghiệp đó.
Việc ăn cắp, làm giả, làm nhái nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ làm cho người tiêu dùng khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Từ đó, khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào sản phẩm, dẫn đến giảm sút uy tín và doanh thu của doanh nghiệp.
4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp – Luật sư Giỏi Đà Nẵng
- Tư vấn và hỗ trợ soạn hồ sơ đăng ký;
- Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu;
- Đại diện Khách hàng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và các vấn đề liên quan khác;
- Theo dõi tiền trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Cam kết bảo mật thông tin của Khách hàng;
- Tiết kiệm chi phí tối đa của Khách hàng;
Trên đây là một số vấn đề về điều gì sẽ xảy ra với doanh nghiệp nếu không bảo hộ nhãn hiệu của Thành lập doanh nghiệp Đà Nẵng Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thực hiện đăng ký nhãn hiệu và các thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua:
- Hỗ trợ Khách hàng cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ.
Hotline: 0931 992 221
Địa chỉ email: luatsugioidanang@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/luatsugioidanang
Trân trọng cảm ơn.